Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về biến trong Java. Bạn sẽ biết được cách khai báo, quy tắc đặt tên và cách sử dụng Variable để cho một chường trình.
Biến trong Java là gì?
Biến Java là một phần bộ nhớ có thể chứa giá trị dữ liệu. Các kiểu dữ liệu như boolean, byte, long, short, char, int, float, double.
Khi chạy một chương trình cần phải tạo biến để lưu trữ thông tin. Các thông tin có thể là số, tên người, văn bản…
Cách khai báo biến trong Java
Khai báo biến khá đơn giản:
Đầu tiên là kiểu dữ liệu và tiếp theo là tên của biến.
[dataTypes] [varName] ; [dataTypes] [varName] = [value] ;
Ví dụ:
package myJava; public class myClass { public static void main(String[] args) { int number = 50; String name = "Quách Quỳnh"; System.out.println(number); System.out.println(name); } }
Các loại biến trong Java
Sau đây là các loại biến được dùng
1. Biến local
- Đây là biến cục bộ được khai báo trong phương thức (Method), constructor hoặc một khối (Block).
- Chỉ dùng được trong phương thức hoặc khối đã tạo ra nó.
- Sẽ bị phá hủy khi kết thức phương thức, constructor hoặc block.
- Không sử dụng public, private, default hay protected với biến local
- Biến local không có giá trị mặc định, chính vì vậy trước khi sử dụng phải gán giá trị cho nó.
Ví dụ:
public class TheClass { public static void main(String[] args) { int num = 100; System.out.println(num); } }
2. Biến biến instance (biến toàn cục)
- Biến instance được khai báo trong lớp nhưng không nằm trong phương thức, constructor hay block nào cả.
- Biến toàn cục sẽ có giá trị mặc định. Với kiểu số mặc định là 0, kiểu boolean giá trị là false.
- Được sử dụng public, private, protected phía trước biến. Mặc định là default
- Có thể gọi khắp nơi trong Class đó
Ví dụ:
package myJava; public class myClass { protected int num = 10; String name = "Quách Quỳnh"; public void Exam() { System.out.println(name); System.out.println(num); } public static void main(String[] args) { myClass obj = new myClass(); obj.Exam(); } }
Như vậy đến đây bạn đã thấy sự khác biệt giữa biến cục bộ và biến toàn cục rồi phải không nào.
3. Biến static (biến tĩnh)
- Tương tự như biến toàn cục nhưng biến static không nằm trong phương thức, constructor hay block nào cả
- Nó được tạo khi chương trình bắt đầu chạy và bị phá hủy khi dừng chương trình
- Khởi tạo biến tĩnh không bắt buộc. Giá trị mặc định của nó là 0
- Nếu truy cập biến tĩnh mà không có tên lớp, Trình biên dịch sẽ tự động nối thêm tên lớp.
- Nếu cùng tên với biến cục bộ thì phương thức, hàm tạo hay khối lệnh sẽ ưu tiên sử dụng biến cục bộ trước.
- Sẽ chỉ có một bản sao của mỗi biến lớp cho mỗi lớp, bất kể có bao nhiêu đối tượng được tạo từ nó.
- Biến static thường được sử dụng để khai báo hằng số
Ví dụ:
package myJava; public class myClass { static int num; public static String name = "Quách Quỳnh"; public static void main(String[] args) { myClass obj = new myClass(); System.out.println(obj.num); System.out.println(obj.name); } }
Quy tắc đặt tên biến trong Java
Khi đặt tên biến bạn cần tuân thủ các quy tắc sau:
- Tên biến phải bắt đầu bằng một chữ cái trong bảng chữ cái, một dấu gạch dưới hoặc (_), hoặc một dấu đô la ($). Quy ước là luôn sử dụng một chữ cái trong bảng chữ cái. Kí hiệu đô la và dấu gạch dưới không được khuyến khích.
- Sau chữ cái đầu tiên, tên biến cũng có thể chứa các chữ cái và các chữ số từ 0 đến 9. Không được phép có dấu cách hoặc ký tự đặc biệt.
- Tên có thể đặt dài hợp vừa phải.
- Tên biến trong Java sẽ phân biệt chữ thường và chữ hoa.
- Nếu tên chứa nhiều từ, hãy bắt đầu bằng chữ thường, sau đó là chữ hoa, ví dụ: viDu
- Khoảng trắng không được phép trong tên biến
- Sử dụng dấu gạch dưới cho nhiều từ. Ví dụ: day_la_bien
- Không được đặt tên biến trùng với keyword. Những từ khóa như java, new, this, int, String, long… đều không được đặt bởi sẽ gây sự nhầm lần khi chạy chương trình.
Kết thúc bài viết về biến trong Java trên đây bạn cảm thấy như thế nào? Quách Quỳnh hi vọng rằng với những gì mình chia sẻ trên đây đã phần nào giúp cho bạn hiểu hơn về biến, cách sử dụng cũng như các quy tắc đặt tên. Chúc bạn học tốt!