Vòng lặp trong Java (for, while, do-while)

Nếu bạn đã từng đọc qua các ngôn ngữ lập trình như JavaScript, PHP thì đều thấy có sự xuất hiện của vòng lặp (Loop). Với Java cũng cần tới vòng lặp. Bài viết hôm nay bạn sẽ được tìm hiểu về For, While, Do-while cùng các lệnh break, continue.

Vòng lặp trong Java là gì?

Vòng lặp là thuật ngữ diễn tả hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần. Lấy ví dụ về cuộc sống hàng ngày của chính bạn. Sáng thức dậy, tới công ty, chiều về ăn cơm rồi đi. Ngày mai lại tiếp tục rồi ngày kia vv…

Các loại vòng lặp trong Java

Chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng loại chi tiết sau đây:

Vòng lặp for

For là loại vòng lặp với điều kiện cho trước.

Ví dụ:

public class TestJava {

    public static void main(String[] args) {
        for(int number = 0; number <=10; number++) {
              System.out.println(number);
            }
    }

}

Khi chạy lệnh nó sẽ in ra kết quả từ 1 – 10.

Giải thích: đầu tiên gán cho number = 0, kiểm tra điều kiện <=10 nếu đúng thì tăng lên một giá trị. Tiếp tục gán cho number = 2, kiểm tra điều kiện vẫn <=10 thì lại tăng thêm giá trị… cứ lặp đi lặp lại như vậy cho tới khi kết thúc.

Vòng lặp while

Vòng lặp while rất tiện dụng vì chúng tiết kiệm thời gian, giảm lỗi và giúp mã dễ đọc hơn.

While sẽ có điều kiện cho trước, tiếp đó nó cứ tăng giá trị cho tới khi điều kiện không còn đúng nữa (False).

int numberB = 0;
        while (numberB < 5) {
          System.out.println(numberB);
          numberB++;
        }

Như bạn thấy đó while khác biệt so với vòng lặp for. Với for thì nó sẽ thực hiện tuần tự gán giá trị => kiểm tra => tăng giá trị. Còn với while thi nó cho trước điều kiện và cứ thế tăng giá trị lên cho tới khi không còn thỏa mãn nữa.

Vòng lặp do – while

Do – while sẽ thực hiện lệnh ít nhất một lần cho dù điều kiện đó đúng hay sai. Sau đó mới kiểm tra.

int numberC = 0;
      do {
      System.out.println(numberC);
      numberC++;
   }
while (numberC < 5);

Câu lệnh Break

Câu break lệnh được sử dụng để thoát ra khỏi vòng lặp.

for (int numberD = 0; numberD < 10; numberD++) {
              if (numberD == 5) {
                break;
              }
              System.out.println(numberD);
        }

Với ví dụ trên mặc dù điều kiện cho là <10 vòng lặp mới kết thúc. Nhưng trong đó lại sử dụng if với điều kiện là bằng 5 thì dùng break để thoát ra.

Câu lệnh continue

Câu lệnh continue trong Java dừng một lần lặp trong một vòng lặp và tiếp tục đến lần lặp tiếp theo. Câu lệnh này cho phép bạn bỏ qua các lần lặp cụ thể mà không dừng hoàn toàn một vòng lặp. Câu lệnh Continue hoạt động trong các vòng lặp for và while.

for (int numberE = 0; numberE <= 10; numberE++) {
            if(numberE % 2 != 0) {
                continue;
            }
            System.out.print(numberE + " ");
        }

Với ví dụ trên cách thức hoạt động sẽ như sau:

Điều kiện if là sẽ bỏ qua các số không chia được cho 2 dừng lại. Còn các số chia hết cho 2 thì tiếp tục lặp.

Vậy là qua bài này bạn đã biết được các loại vòng lặp for, while, do – while trong Java rồi. Bên cạnh đó cũng biết cách dùng từ khóa continue và break nữa. Chúc bạn học tốt và làm chủ Java trong tương lai.

Related Posts

Next.js – Khám phá Framework JavaScript tuyệt vời cho phát triển ứng dụng web

Giới thiệu về Next.js Next.js là một framework JavaScript mã nguồn mở và phổ biến được sử dụng để xây dựng các ứng dụng web hiệu suất…

Tạo Form đăng ký bằng Javascript

Ghi đè trong java, cách thực hiện chi tiết

Trong lập trình hướng đối tượng, ghi đè là một kỹ thuật cho phép các đối tượng con ghi đè lại phương thức của đối tượng cha…

noi-chuoi-java

Nối chuỗi trong Java

Nối chuỗi trong Java là phương pháp nối hai chuỗi riêng biệt lại với nhau. Bạn có thể sử dụng toán tử (+) hoặc phương thức concat()….

vuejs-la-gi

Vuejs là gì? Tìm hiểu tổng quan về Vue.js

JavaScript là ngôn ngữ lập trình phía Front end có độ phổ biến rất lớn. Hàng loạt Framework Js được ra đời được viết từ nó. Và…

Overriding-java-1

Overriding trong Java

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về tính đa hình trong Java thông qua Overriding. Nếu bạn đã tìm hiểu về kế thừa lớp sẽ thấy…

javascript

Cách gọi hàm JavaScript trong HTML

Hàm (Functions) trong JavaScript nếu không gọi đến nó sẽ không thực thi chức năng. Vì thế để thực hiện một nhiệm vụ nào đó ở trong…