Request trong Laravel 8

Request là một khái niệm phổ biến trong lập trình. Với người mới tìm hiểu về Laravel sẽ cảm thấy hơi khó hiểu về nó. Vậy Request trong Laravel là gì? Làm sao để viết lệnh thực thi một Request? Chắc chắn bạn sẽ cần tham khảo bài viết dưới đây.

Request Laravel là gì?

Request hiểu một cách đơn giản nhất đó là yêu cầu được gửi từ máy khách (Client) tới Server.

Giả sử khi người dùng nhập URL vào trình duyệt của họ, trình duyệt sau đó sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ, đó chính là Request.

Trong Laravel để Request hoạt động cần sử dụng tới IlluminateHttpRequest. Thông qua đó nó sẽ trả về nhiều thông tin như:

  • Request URI
  • Kiểm tra phương thứcRequest
  • Request Input
  • Request Cookies
  • Request Files

Cách sử dụng Request Laravel

Để cho dễ hiểu khái niệm bạn hãy bắt tay vào thực hành bài tập sau.

Dùng Migration để tạo một Controller tên là RequestController.php

php artisan make:controller RequestController

request-laravel

Request URI

Thếm một vài dòng lệnh để Request

Tại file web.php thêm

Route::get('display_data/', 'AppHttpControllers[email protected]_data');

Và trong RequestController.php

<?php

namespace AppHttpControllers;

use IlluminateHttpRequest;
use DB;

class RequestController extends Controller
{
    public function display_data(Request $request){
       $url = $request->url();
       echo $url;
    }
}

Gõ đường dẫn https://localhost/thu_muc/display_data/ lên trình duyệt

Và bạn sẽ thấy xuất hiện một đường dẫn trả về.

Ngoài ra bạn cũng hãy thử

$uri = $request->path();

Request dữ liệu từ Form

Trong bài viết Bài 5: Thêm dữ liệu vào Database trong Laravel thì bạn sẽ sử dụng Request thông tin từ Form. Sau đó tới Controller và đi tới Cơ sở dữ liệu. Bạn hãy đọc qua về bài đó để hiểu hơn.

Bây giờ mình sẽ thực hành không ghi vào Database mà chỉ đơn thuần lấy dữ liệu rồi đưa ra màn hình thôi.

public function insert_data(Request $request) {
      $name = $request->input('name');
      echo $name;
   }

Phương thức Request

Kiểm tra phương thức

$method = $request->method();

Hoặc có thể dùng điều kiện if để check

if ($request->isMethod('post')) {
echo 'Đây là phương thức Post';
} elseif ($request->isMethod('get')) {
echo 'Đây là phương thức Get';
}

Đây mới chỉ là những kiến thức cơ bản để hiểu được cách thức hoạt động của Request. Bạn có thể nghiên cứu sâu hơn tại đây. Nắm vững được Request trong Laravel sẽ giúp bạn làm việc dễ dàng hơn.

Related Posts

Bài tập về hàm split trong Python

Chuỗi là một loại dữ liệu phổ biến trong lập trình, và việc xử lý chuỗi là một kỹ năng cần thiết cho các lập trình viên….

Xử lý chuỗi trong Python: Các phương thức cơ bản

Python là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay. Nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ phát triển…

Khai báo biến trong Python: Hướng dẫn cho người mới

Khai báo biến là một trong những khái niệm cơ bản nhất trong bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào, và Python cũng không phải là ngoại…

Namespace trong PHP

Namespace cho phép các lớp / hàm / hằng cùng tên được sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau mà không có bất kỳ xung đột…

Hàm str_split() trong PHP

Bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về hàm str_split(). Một trong những hàm thường được dùng trong PHP. Vậy cách sử dụng str_split() như…

Tạo chức năng sửa xoá thành viên bằng PHP & MySQL

Với một số trang web để quản lý thành viên (user) dễ dàng trong phần quản trị admin bạn phải khởi tạo chức năng sửa xoá thành…