Nếu như bạn đang tìm hiểu về lập trình web Backend thì chắc chắn rằng sẽ phải biết kết nối tới MySQL để lấy dữ liệu hoặc ghi vào. Hiện tại với PHP có 2 cách đó là dùng MySQLI và PDO (PHP Data Objects). Trong khuôn khổ bài này mình sẽ hướng dẫn nối nối PDO PHP mà thôi.
Kết nối PDO trong PHP MySQL
<?php $host = 'localhost'; $db = 'test'; $user = 'root'; $password = ''; $dsn = "mysql:host=$host;dbname=$db;charset=UTF8"; try { $pdo = new PDO($dsn, $user, $password); if ($pdo) { echo "Kết nối Database thành công!"; } } catch (PDOException $e) { echo $e->getMessage(); }
Sự khác biệt với MySQLi đó là PDO dùng try…catch.
Truy vấn dữ liệu
Đoạn mã bên dưới sẽ lựa chọn và hiển thị dữ liệu trên trình duyệt.
$sql = "SELECT * FROM `admin`"; $query = $pdo->prepare($sql); $query->execute(); $arr_kq = array(); while($kq = $query->fetch( PDO::FETCH_OBJ )){ array_push($arr_kq,$kq); } var_dump($arr_kq);
Update dữ liệu
$sql = "UPDATE `admin` SET `username` = 'quachquynh', `password` = '123456' WHERE `users`.`id` = 4;"; $connect->exec($sql);
Xóa dữ liệu (DELETE)
$sql = "DELETE FROM `users` WHERE `username`.`id` = 4"; $connect->exec($sql);
Ngắt kết nối Database
$conn = null;
Kết luận: Để kết nối PDO trong php bạn hãy áp dụng đoạn mã mình đã giới thiệu ở trên. Ưu điểm vượt trội của PDO so với MySQLi đó là có thể hoạt động với 12 database khác nhau, giúp việc di chuyển dễ dàng hơn nhiều.