Lớp và đối tượng trong Java

Trong bài viết này bạn sẽ được tìm hiểu về hai khái niệm quen thuộc mà khi học về lập trình hướng đối tượng (OOP) sẽ gặp phải. Đó chính là lớp (Class) và đối tượng (Object). Vậy Class, Object là gì trong Java? Hãy đọc bài viết này nhé.

Đối tượng trong Java

Trong ngôn ngữ lập trình Java tất cả các tính năng, thuộc tính, phương thức, vv… đều được liên kết với lớp và đối tượng.

Đối tượng trong cuộc sống có rất nhiều chằng hạn như con chó, con mèo, ngôi nhà, cái bút, cái quạt… hoặc Các vật thể vô hình như hệ thống hàng không, hệ thống ngân hàng, … Đây là những thực thể logic có trạng thái và hành vi cụ thể.

Vậy như thế nào mới gọi là một đối tượng?

Lấy ví dụ về về một con chó chẳng hạn, sẽ gồm có:

  • Trạng thái: tên, giống, màu lông
  • Hành vi: sủa, vẫy đuôi, chạy

Nếu đem so sánh các đối tượng trong thế giới thực và phần mềm đều có những điểm tương đồng.

Các đối tượng phần mềm cũng có trạng thái và hành vi. Trạng thái của đối tượng phần mềm được lưu trữ trong các trường và hành vi được thể hiện thông qua các phương thức.

Lớp trong Java

Lớp (Class) là phần quan trọng trong lập trình hướng đối tượng. Nó đóng vai trò như một bản thiết kế để xây dựng nên đối tượng. Bản thiết kế này sẽ xác định nội dung và hành vi của một đối tượng.

Ví dụ: Khi bạn muốn xây dựng một ngôi nhà thì chắc chắn phải có một bản thiết kế. Khi nhìn vào đó sẽ hình dung ra ngôi nhà sẽ như thế nào.

Tóm lại thì lớp có thể được định nghĩa là “một bản thiết kế hoặc một khuôn mẫu và nó xác định trạng thái và hành vi của đối tượng ”.

Cách tạo lớp trong Java

Sau khi đọc xong hai khái niệm trên chúng ta sẽ bắt đầu thực hành với các ví dụ sau:

public class MyDog {
    
    // Trạng thái
    String name;

    String color;
    
    // Khởi tạo đối tượng
    public MyDog(String name) {
        System.out.println("Con chó của tôi là :" + name);
    }
    
    public static void main(String[] args) {
        
        // Gọi Class
        MyDog result = new MyDog("Puppy");
    }
}

Với chương trình trên bạn sẽ thấy đầu tiên sẽ phải có Class là MyDog. Tiếp theo xác định trạng thái của đối tượng. Sau đó dùng hàm Constructor để khởi tạo Object. Cuối cùng gọi Class với phương thức main.

Tạo nhiều đối tượng

Nếu muốn tạo nhiều đối tượng mới thì bạn sẽ sử dụng:

MyDog result1 = new MyDog("Puppy");
MyDog result2 = new MyDog("Luxi");
System.out.println("Con chó tên là :" + result1.color);
System.out.println("Con chó tên là :" + result2.color);

Truyền nhiều tham số

public class MyDog {
    
    String name;
    String color;
    int weight;

    public MyDog(String dog_name, String dog_color, int dog_weight){
        this.name = dog_name;
        this.color = dog_color;
        this.weight = dog_weight;
    }
    
    public static void main(String[] args) {
        
    	MyDog result = new MyDog("Luxi", "Màu vàng", 10);
        
        System.out.println(result.name + " " + result.color + " " + result.weight + "kg");
        
    }
}

Tổng kết bài này bạn cần nắm rõ những kiến thức như một đối tượng sẽ gồm hành vi và trạng thái. Tạo đối tượng mới sử dụng từ khóa new. Qua  bài này hi vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về Class và Object trong Java cùng cách sử dụng cho chúng như thế nào. Chúc bạn học tốt!

Related Posts

Next.js – Khám phá Framework JavaScript tuyệt vời cho phát triển ứng dụng web

Giới thiệu về Next.js Next.js là một framework JavaScript mã nguồn mở và phổ biến được sử dụng để xây dựng các ứng dụng web hiệu suất…

Tạo Form đăng ký bằng Javascript

Ghi đè trong java, cách thực hiện chi tiết

Trong lập trình hướng đối tượng, ghi đè là một kỹ thuật cho phép các đối tượng con ghi đè lại phương thức của đối tượng cha…

noi-chuoi-java

Nối chuỗi trong Java

Nối chuỗi trong Java là phương pháp nối hai chuỗi riêng biệt lại với nhau. Bạn có thể sử dụng toán tử (+) hoặc phương thức concat()….

vuejs-la-gi

Vuejs là gì? Tìm hiểu tổng quan về Vue.js

JavaScript là ngôn ngữ lập trình phía Front end có độ phổ biến rất lớn. Hàng loạt Framework Js được ra đời được viết từ nó. Và…

Overriding-java-1

Overriding trong Java

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về tính đa hình trong Java thông qua Overriding. Nếu bạn đã tìm hiểu về kế thừa lớp sẽ thấy…

javascript

Cách gọi hàm JavaScript trong HTML

Hàm (Functions) trong JavaScript nếu không gọi đến nó sẽ không thực thi chức năng. Vì thế để thực hiện một nhiệm vụ nào đó ở trong…