Khi học lập trình PHP bạn sẽ thường xuyên gặp phải hai hàm isset() và hàm empty(), bài viết sau đây mình sẽ giúp bạn biết khi nào nên sử dụng isset và empty như thế nào.
Tìm hiểu về hàm isset() trong PHP
Hàm này dùng để kiểm tra một biến $bien đã được khởi tạo trong máy tính hay chưa, nếu đã tồn tại thì trả về là TRUE còn ngược lại thì trả về FALSE.
Cú pháp:
isset( $var);
Ví dụ mình cần kiểm tra một $a
<?php $a = '1'; if (isset($a)) { echo "Biến 'a' tồn tại"; }else{ echo "Biến 'a' không tồn tại"; } ?>
Bạn thử chạy đoạn code này trên máy tính xem đã tồn tại $a chưa nhé!
Ví dụ khác:
<?php $b = null; if (isset($b)) { echo "Biến 'b' tồn tại"; }else{ echo "Biến 'b' không tồn tại"; } ?>
Qua 2 ví dụ trên ta thấy rằng khi bạn đặt $a = ‘1’; thì nó sẽ xuất ra màn hình biến a đã tồn tại.
Còn với $b = null; có nghĩa là $b rỗng thì xuất ra màn hình không tồn tại.
Ví dụ tiếp theo:
<html> <head> <title> Ví dụ isset PHP </title> </head> <body> <form method="post"> Giá trị 1 :<input type="text" name="str1"><br/> Giá trị 2 :<input type="text" name="str2"><br/> <input type="submit" value="Sum" name="click"><br/><br/> </form> <?php if(isset($_POST["click"])) { $sum=$_POST["str1"] + $_POST["str2"]; echo "Kết quả = ". $sum; } ?> </body> </html>
Với ví dụ trên bạn sẽ thấy rằng khi nhập giá trị vào 2 ô hàm isset sẽ kiểm tra button đã nhập giá trị vào chưa, sau đó sẽ xuất ra kết quả.
Tiếp tục ví dụ với Form dưới đây khi bạn nhập tên và năm sinh hàm isset sẽ kiểm tra button rồi xuất ra tên, năm sinh.
<form method="post"> Tên :<input type="text" name="ten"><br/> Năm sinh :<input type="text" name="namsinh"><br/> <input type="submit" value="Sum" name="submit1"><br/><br/> <?php if (isset($_POST['submit1'])) { $ten = isset($_POST['ten']) ? $_POST['ten'] : ''; $namsinh = isset($_POST['namsinh']) ? $_POST['namsinh'] : ''; echo $ten."<br/>"; echo $namsinh; } ?> </form>
Tìm hiểu hàm empty() trong PHP
Hàm empty() dùng để kiểm tra biến có rỗng hay không.
Số 0, mảng rỗng, null hay biến không tồn tại đều được coi là rỗng.
Cú pháp:
empty( $var);
Ví dụ:
<?php $data = []; if (empty($data)) echo 'Biến này rỗng'; else echo 'Biến này không rỗng'; ?>
Ví dụ tiếp theo:
Khi người dùng đăng nhập bạn cần kiểm tra input vào có rỗng hay không nếu họ quên nhập tên đăng nhập hoặc mật khẩu thì lúc này sẽ xuất ra màn hình dòng chữ chưa đăng nhập tên hoặc password.
<form method="post"> Tên :<input type="text" name="username"><br/> Pass :<input type="text" name="password"><br/> <input type="submit" value="Sum" name="click"><br/><br/></pre> </form> <?php $username = empty($_POST['username']); $password = empty($_POST['password']); if ($username == ' ') { echo 'Bạn chưa nhập tên đăng nhập<br/>'; } if ($password == ' ') { echo 'Bạn chưa nhập mật khẩu'; } ?>
Kết luận: bạn sẽ thường xuyên gặp phải hai hàm này nếu học lập trình ngôn ngữ PHP, qua bài viết trên đây bạn đã hình dung được cách sử dụng của isset() và empty như thế nào chưa? Hãy thử chạy đoạn code để kiểm tra xem thế nào nhé!