Khi nhắc đến thiết kế website thì không thể không nhắc đến ngôn ngữ lập trình PHP với số lượng lập trình viên khá lớn hiện nay. Vậy PHP là gì? Nó có những ưu và nhược điểm gì hãy cùng mình tìm hiểu nhé!
PHP là gì?
PHP là viết tắc của cụm từ Hypertext Pre-processor. Là ngôn ngữ lập trình kịch bản (scripting language) để viết ở phía máy chủ, ngoài ra thuộc nhóm này còn có C#, Java, Python.
Khi bắt đầu học về lập trình web ngoài HTML, CSS, JavaScript thì bạn phải học ngôn ngữ back-end là PHP.
Đây là ngôn ngữ theo mình thấy nó khá dễ học bởi nó là mã nguồn mở cho phép bạn có thể download về, sửa đổi hoặc nâng cấp thêm cho nó những tính năng vượt trội khác.
Ưu và nhược điểm của ngôn ngữ PHP
– Ưu điểm:
- Hoàn toàn miễn phí
- Cấu trúc đơn giản dễ học
- Cộng đồng lập trình viên lớn
- Cơ hội nghề nghiệp cao
- Thuộc top ngôn ngữ lập trình phổ biến
– Nhược điểm:
- Nó chỉ phù hợp để phát triển web
- Cấu trúc ngữ pháp hạn chế, code không gọn gàng đẹp mắt
Cách viết chương trình PHP như thế nào?
Trong bài viết về lập trình là gì mình có đưa ra lời khuyên cho những ai muốn theo con đường Web Developer đó là hãy học những thứ căn bản, khi hiểu được căn bản bạn mới có thể tìm hiểu nâng cao được.
Đa số mọi người khi bắt đầu làm quen ngôn ngữ lập trình mới sẽ được học viết chương trình đầu tiên đó là “Hello World”.
<?php echo "Hello World"; ?>
Giải thích:
– Để chương trình hoạt động được bạn phải viết các dòng lệnh nằm trong <?php… ?>
– echo: Có chức năng viết dòng chữ Hello World ra trình duyệt
– Kết thúc mỗi dòng lệnh trong PHP đều là dấu ‘;‘
Làm sao để PHP chạy được?
– Để chạy được bạn cần cài đặt XAMPP dùng tạo máy chủ web (web server)được tích hợp sẵn Apache, PHP, MySQL.
– Tiếp theo bạn download phẩn mềm Notepad++. Vào Language => Chọn PHP
– Sau khi viết xong chương trình bạn lưu file có đuôi là .php và đặt trong file htdocs.
Lời kết: Lập trình PHP là ngôn ngữ dùng để thiết kế website rất phổ biến hiện nay. Nếu bạn đang muốn theo con đường phát triển web thì hãy nên tìm hiểu về nó ngay.
Ngoài ra bạn cũng có thể đọc thêm nhiều bài viết khác về lập trình PHP tại Quách Quỳnh blog nhé!