Hướng dẫn backup website WordPress thủ công và Plugin

Backup WordPress là công việc cần thiết quan trọng mà mọi Webmaster hay Blogger đều phải làm. Để dữ liệu luôn được an toàn chắn chắn bạn sẽ phải sao lưu thường xuyên.

Có rất nhiều rủi ro luôn rình rập như Hacker chọc phá, server bị chết hay vô tình bạn xoá nhầm file hoặc cài đặt phải theme chèm mã độc vv…

Chính vì thế bài viết sau đây sẽ hướng dẫn backup website WordPress nhanh chóng chỉ với vài thao tác đơn giản.

Hướng dẫn backup website WordPress chỉ trong 5 phút

Backup dữ liệu là gì?

Dữ liệu WordPress gồm có các tập tin (File) và cơ sở dữ liệu Database. Các file sẽ là các bài viết, hình ảnh, phần quản trị, theme, danh mục, thẻ tag…

Nếu thiếu chúng website WordPress sẽ không thể hoạt động được bởi không có thông tin để gọi ra.

Như đã nói ở phần đầu đối với mã nguồn WordPress nguy cơ bị Hacker xâm nhập trái phép hoặc vô tình cài các plugin, theme có dính mã độc thì khả năng mất trang web rất cao.

Bạn sẽ phải sao lưu dữ liệu thường xuyên để tránh mất thời gian trong việc phát triển website, blog.

Khi backup data lại bạn sẽ cất các file đó vào một nơi an toàn như Google Drive, Dropbox hoặc bất kỳ nơi nào để sau này có thể lấy ra và Restore dư liệu.

Cách backup website WordPress thủ công

Đối với sao lưu dữ liệu thủ công bạn sẽ thực hiện lần lượt 2 công việc:

  • Backup các thư mục liên quan đến mã nguồn WordPress
  • Backup cơ sở dữ liệu Database xuất ra với đuôi .sql

Các bước thực hiện như sau:

Backup dữ liệu mã nguồn

Tại Cpanel trên Hosting tìm đến khu vực có File Manager

Hướng dẫn backup website WordPress thủ công

Hoặc

Hướng dẫn backup website WordPress thủ công

Nhấp vào File Manager => Tiếp tục nhấp vào public_html

Tìm đến thư mục chứa website

Ấn vào Sellect All

Hướng dẫn backup website WordPress thủ công

Nhìn lên thanh trên menu ngang nhấp vào Compress

Hướng dẫn backup website WordPress thủ công

Chọn định dạng File .Zip, .Tar, .GZiped, .Bziped

Sau đó ấn Compress Files

Hướng dẫn backup website WordPress thủ công

Chờ nén File xong bạn download tập tin vừa nén.

Backup dữ liệu database

Cũng tại Cpanel bạn tìm tới khu vực Databases => Nhấp vào phpMyAdmin

Hướng dẫn backup website WordPress thủ công

Nhấp chuột trái vào database website

Hướng dẫn backup website WordPress thủ công

Nhấp vào tab Export => Ấn Go

Hướng dẫn backup website WordPress thủ công

Đuôi file vừa xuất ra có dạng .sql.

Bạn sẽ lưu 2 tập tin trên vào Dropbox hoặc Google Drive cho an toàn. Cái này thì nên thực hiện thường xuyên nếu blog, website của bạn có dữ liệu mới. Hoặc khi thực hiện can thiệp vào code trong mã nguồn.

Cách backup website bằng Plugin

UpdratPlus

Hướng dẫn backup dữ liệu website WordPress nhanh chóng

Đây là Plugin với hơn 1 triệu lượt tải về có nhiều tính năng ưu việt, nó cho phép bạn lưu trữ dữ liệu rất nhiều nơi như Dropbox, Google Drive, S3, Rackspace, FTP, SFTP, email và các nhiều dịch vụ đám mây khác.

Thông thường mình hay lưu vào Dropbox và Google Drive.

Tải UpdraftPlus WordPress Backup Plugin tại đây.

Duplicator

Hướng dẫn backup dữ liệu website WordPress chỉ trong 5 phút

Duplicator một plugin cũng khá tuyệt vời mình thường hay sử dụng, chỉ vài thao tác nhỏ bạn hoàn toàn có thể backup dữ liệu nhanh chóng, hơn nữa việc cài đặt lại website cũng khá dễ dàng.

Nó cũng rất tiện lợi khi bạn chuyển hosting cũ sang hosting mới.

Tải về tại đây

Plugin All in One WP Migration

Đầu tiên nhấp vào All-in-Online WP Migration => Export
Plugin All in One WP Migration
Tiếp theo bạn nhấp vào EXPORT TO => FILE
Plugin All in One WP Migration

 

Chờ một lúc để xuất dữ liệu
Plugin All in One WP Migration
Cuối cùng nhấp vào DOWNLOAD để tải dữ liệu đã sao lưu về
Plugin All in One WP Migration
Restore – Phục hồi Website từ file Backup
Rê chuột vào plugin chọn Import
Plugin All in One WP Migration
Nhấp chọn FILE
Plugin All in One WP Migration

Chọn FILE đã download => PROCEED chờ một lát mọi dữ liệu sẽ được Restore như ban đầu.

Kết luận: Trong 2 cách backup và khôi phục dữ liệu trên mình thấy cài đặt Plugin là nhanh nhất nhưng nó cũng có nhược điểm đó là gây nặng cho website, khi sao lưu xong bạn có thể Deactive để không ảnh hưởng đến tốc độ load trang web của bạn.

Ngoài ra bạn cũng có thể xem thêm các bài viết khác trong chuyên mục hướng dẫn các thủ thuật WordPress nữa để tạo trang web dễ dàng hơn nhé!

Related Posts

Hướng dẫn cách tắt comment trong wordpress

Trong quá trình xây dựng và quản lý một trang web WordPress, việc tắt chức năng comment có thể là một yêu cầu phổ biến. Điều này…

7 Cách chọn sản phẩm kinh doanh online thành công

7 Cách chọn sản phẩm kinh doanh online thành công

Kinh doanh online bên cạnh những ưu thế thì rủi ro cũng không hề nhỏ, việc bạn tính toán thật kỹ lưỡng trước khi quyết định bán…

Chỉnh sửa Header trong WordPress

Header là khu vực hiển thị phần đầu tiên của trang web. Tại đây nó sẽ hiển Logo, banner, Menu hoặc các mạng xã hội được tích…

doi-mat-khau-admin-wordpress-1

Đổi password admin trong WordPress

Khu vực quản trị của WordPress chỉ admin mới có thể đăng nhập được. Vì thế mật khẩu đóng vai trò quan trọng. Một password sử dụng…

Upload Theme trong Wordpress

Hướng dẫn cách up Theme lên WordPress

Với những người mới bắt đầu học WordPress thường gặp khó khăn khi thay đổi giao diện. Bài viết này sẽ giúp bạn biết cách upload theme,…

Hướng dẫn chỉnh sửa theme WordPress

Trước đây mới làm quen với nền tảng WordPress mình cảm thấy khá khó khăn không biết làm thế nào để chỉnh sửa theme Wordpres, mãi một…