Bài 1: Codeigniter Framework là gì? Cách cài đặt và sử dụng Codeigniter

Một trong những Framework được sử dụng để xây dựng website bằng ngôn ngữ lập trình PHP đó là Codeigniter Framework. Với nhiều ưu điểm nổi bật Codeigniter được các lập trình viên ưa chuộng sử dụng trong phát triển web hiện nay. Vậy Codeigniter là gì hãy cùng Quách Quỳnh tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Codeigniter Framework là gì?

Codeigniter Framework là một nền tảng ứng dụng web mã nguồn mở, được sử dụng để phát triển các ứng dụng web động tương tác với PHP.

Codeigniter Framework được viết bằng ngôn ngữ PHP, viết tắt là CI, và được xây dựng theo mô hình MVC (Model-View-Controller). Ellislab phát hành phiên bản đầu tiên của nó vào ngày 28/02/2006.

Với Codeigniter, các nhà phát triển web có thể nhanh chóng và dễ dàng xây dựng trang web mà không cần viết những đoạn mã PHP phức tạp, giúp tiết kiệm thời gian và giảm khó khăn khi sử dụng.

Ngoài ra, Codeigniter cũng cung cấp các tính năng hữu ích như làm việc với cơ sở dữ liệu, tải lên tệp, xử lý ảnh, tạo session và cookies, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho các tác vụ liên quan.

Ưu điểm của Codeigniter

Đây là Framework có dung lượng khá nhỏ chỉ khoảng 2MB khi download về máy tính vì thế bạn sẽ không phải lo ngại về việc chiếm dung lượng ổ đĩa trong máy tính.

Thứ hai đó là tốc độ khá nhanh. Tốc độ là yếu tố cần chú trọng đầu tiên trong thiết kế website vì vậy Codeigniter hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu này.

Thứ ba đó là bảo mật cao. Bảo mật thông tin luôn cần thiết với mọi trang web, khi sử dụng Codeigniter bạn sẽ không phải lo ngại vấn đề tấn công XSS, SQL Injection.

Thứ tư đó là hoàn toàn miễn phí. Lập trình viên có thể tự do thay đổi và phát triển theo ý muốn bởi vì đây là mã nguồn mở.

Hướng dẫn cài đặt CodeIgniter Framework

Để giúp học bạn Codeigniter Framework hiệu quả hơn hãy thực hiện theo các bước hướng dẫn sau:

Truy cập vào trang web https://codeigniter.com/ để tải phiên bản mới nhất của CI. Sau khi tải về bạn copy và giải nén vào thư mục htdocs (Đọc thêm bài viết: Hướng dẫn cài đặt XAMPP để tạo localhost).

Tiếp theo bạn đổi tên CodeIgniter-3.1.11 thành thư mục theo ý của bạn cho dễ nhớ là được. Mình sẽ đặt là home đi chẳng hạn.

Bước tiếp theo bạn sẽ copy toàn bộ file trong CodeIgniter-3.1.11 cho vào thư mục home

CodeIgniter

Oke xong xuôi anh em sẽ dán link localhost/home lên trình duyệt để chạy xem kết quả.

CodeIgniter-1

Như vậy là xong rồi đấy. Để thay đổi hiển thị bạn vào thư mục application/views/ mở file welcome_message.php bạn sẽ thay đổi ở file này nhé!

Tìm hiểu cấu trúc thư mục của Codeigniter

application: thư mục này rất quan trọng, nó chứa toàn bộ thư viện cần thiết để xây dựng trang web.

config: thư mục chứa toàn bộ cầu hình website, cấu hình database, đường dẫn,ngôn ngữ…

controller: thư mục chứa các file xử lý dữ liệu

core: khi muốn mở rộng các chức năng của controller, loader, router… bạn có thể tạo ra các lớp mới để kế thừa

models: thư mục viết các model của hệ thống (làm việc với CSDL)

views: thư mục nơi chứa các views (hiển thị dữ liệu ra trình duyệt)

hooks: tìm hiểu sau

helpers: chứa các helpers (các hàm tự xây dựng)

third_party: gồm các thư viện ngoài

Để hiểu hơn về cách thức hoạt động Codeigniter xem ví dụ sau:

Trong application/views mọi người sẽ tạo ra 1 file là blog.php với nội dung:

<?php
echo "Hello World";
?>

Tiếp theo bạn mở thư mục application/controllers mở file Welcome.php sửa lại đoạn

$this->load->view(‘welcome_message‘); thành (‘blog‘)

Code đầy đủ:

<?php
defined('BASEPATH') OR exit('No direct script access allowed');
 
class Welcome extends CI_Controller {
 
public function index()
{
$this->load->view('blog');
}
}

Oke bây giờ load lại localhost/home xem kết quả có gì thay đổi không nhé!

Lời kết: Bạn chắc chắn sẽ thích thú khi sử dụng Codeigniter bởi nó giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian trong việc dựng trang web. Qua bài viết này hi vọng bạn đã phần nào hiểu được cấu trúc và cách sử dụng Framework này rồi.

>> Đọc thêm bài viết tiếp theo: Hướng dẫn sử dụng Codeigniter Framework

Related Posts

Bài tập về hàm split trong Python

Chuỗi là một loại dữ liệu phổ biến trong lập trình, và việc xử lý chuỗi là một kỹ năng cần thiết cho các lập trình viên….

Xử lý chuỗi trong Python: Các phương thức cơ bản

Python là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay. Nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ phát triển…

Khai báo biến trong Python: Hướng dẫn cho người mới

Khai báo biến là một trong những khái niệm cơ bản nhất trong bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào, và Python cũng không phải là ngoại…

request-laravel-2

Request trong Laravel 8

Request là một khái niệm phổ biến trong lập trình. Với người mới tìm hiểu về Laravel sẽ cảm thấy hơi khó hiểu về nó. Vậy Request…

Framework là gì? Web Framwork nào được ưa chuộng nhất?

Framework là gì? Web Framwork nào được ưa chuộng nhất?

Khi bắt đầu học lập trình bạn sẽ nghe đến khái niệm Framework. Vậy thì Framework là gì? Ưu nhược điểm của nó như thế nào? Và…

Hướn dẫn sử dụng CodeIgniter

Bài 2: Hướng dẫn sử dụng Codeigniter Framework

MVC là viết tắt của Model View Controller. Nó là mô hình điều khiển được sử dụng nhiều nhất trên thế giới cho các ứng dụng web. Mẫu…