Khi bắt đầu học lập trình bạn sẽ nghe đến khái niệm Framework. Vậy thì Framework là gì? Ưu nhược điểm của nó như thế nào? Và nó có khác gì so với CMS không? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Framework là gì?
Bất kể bạn học lập trình Frontend hay backend đều phải biết đến Framework. Framework là “bộ khung” được dựng sẵn để lập trình viên lắp ghép lại hoàn chỉnh để sử dụng. Nó bao gồm thư viện phần mềm, API, trình biên dịch.
Liên hệ với thực tế như thế này, để xây dựng nên một ngôi nhà thì cần đến các vật liệu như sắt, thép, xi, cát… Nhiệm vụ của người công nhân lúc này sẽ dùng các vật liệu sẵn có bắt tay dựng nên ngôi nhà.
Framework có vai trò quan trọng trong lập trình web, phần mềm và ứng dụng mobile. Hiện nay có rất nhiều Framework được phát triển và đưa vào sử dụng.
Framework khác gì so với CMS?
Nhắc đến CMS (Content Management System) thì bạn sẽ nghĩ ngay đến các ứng dụng nổi tiếng như WordPress, Drupal, Joomla…
CMS hiểu một cách đơn giản đó là ứng dụng được phát triển gần như hoàn thiện. Bạn chỉ cần dựa vào phát triển theo ý thích của mình kể cả khi không biết lập trình.
Còn với Framework bắt buộc bạn phải am hiểu về kỹ thuật, kiến thức lập trình.
Thông thường các CMS đều phát triển dựa trên một Framework nào đó. Chẳng hạn như Drupal dựa trên nền tảng Web Framework Symfony.
Ưu điểm vượt trội của Framework
Với mỗi Framework là có ứng dụng khác nhau nhưng tựu chung lại đều có những ưu điểm vượt trội sau:
1/ Tiết kiệm thời gian
Nếu không có những thư viện sẵn có thì các lập trình viên sẽ phải gõ phím đến hàng nghìn dòng code mỗi ngày. Chính vì sự bất tiện đó Framework được ra đời với mục đích tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất công việc.
2/ Mã nguồn mở và miễn phí
Thật tuyệt vời khi hầu hết các Framework đều cho sử dụng miễn phí. Lập trình viên hoàn toàn có thể tải về và phát triển dựa trên nền tảng sẵn có.
3/ Bảo mật cao
Các Framework đều được nghiên cứu trong nhiều năm trước khi tung ra thị trường. Chính vì thế độ bảo mật sẽ được đảm bảo an toàn tuyệt đối.
4/ Mở rộng
Lập trình viên có khả năng kế thừa các tính năng do Framework cung cấp để phát triển và mở rộng bằng cách ghi đè lên các lớp.
Vậy nhược điểm là gì?
Bên cạnh những ưu điểm đó thì Framework cũng có một số nhược điểm như phải có kiến thức về lập trình. Học cách sử dụng thành thạo các nguyên tắc đề ra bên cạnh đó một số cũng khá nặng khi sử dụng.
Một số Web Framework được sử dụng phổ biến
Dưới đây là một số Web Framework phát triển bằng ngôn ngữ PHP được sử dụng nhiều nhất.
1. Laravel
Laravel Framework được phát triển bởi Taylor Otwell. Là một thư viện được dựng sẵn viết bởi PHP dựa theo mô hình MVC (Model-View-Controller).
Đây là Framework được ưa chuộng để xây dựng trang web. Hiện nay Laravel đang chiếm vị trí quán quân trên bảng xếp hạng Framework được dùng nhiều nhất.
2. Codeigniter
Codeigniter Framework là cái tên không còn quá xa lạ trong lập trình web. Cũng tương tự như Laravel phát triển theo mô hình MVC nhưng ưu điểm của nó là dung lượng khá nhẹ.
3. CakePHP
Lại một Framework nữa cũng được viết bằng PHP mã nguồn hoàn toàn miễn phí. CakePHP Framework giúp cho người sử dụng phát triển những ứng dụng web nhanh, mạnh mẽ, linh họat.
4. Node.js
Nodejs là nền tảng (Platform) được phát triển bằng ngôn ngữ lập trình JavaScript. Nhắc đến Node.js thì không thể không nhắc đến tính năng Realtime. Ứng dụng này thường thấy khi lướt Facebook hay Livestream…
5. Bootstrap
Với Boostrap các Web Developer sẽ xây dựng và trang trí Front-end một cách dễ dàng. Có thể nói đây là Framework mạnh mẽ trong phát triển web. Khi nhắc đến Boostrap thì phải nhắc đến tính năng Responsive Web Design.
6. Angular JS
Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các Framework khác như Ruby on Rails, Django, Spring, JQuery, Zend, Yii 2…
Lời kết: Phải nói rằng Framework rất tuyệt vời. Nó giúp lập trình viên tiết kiệm rất nhiều thời gian khi phát triển ứng dụng. Nhưng trước khi tìm hiểu về nó bạn phải học code thuần trước đã. Chẳng hạn như với Boostrap thì bạn hãy học và sử dụng thành thạo CSS. Hay như trước khi dùng Codeigniter thì bạn phải am hiểu về PHP, MySQL…